ĐIỂU KHÁC NHAU GIỮA ĐẠI SỨ QUÁN VÀ LÃNH SỰ QUÁN
Khi muốn xin cấp visa thì bạn có thể xin cấp visa ở Đại sứ quán hay lãnh sự quán của quốc gia đó? Giữa Đại sự quán và lãnh sự quán có gì khác nhau và cơ quan nào thực hiện cấp thị thực? Qua bài viết dưới đây Luật Tâm Phúc sẽ phân tích cụ thể sau:
Tiêu chí |
Đại sứ quán (ĐSQ) |
Lãnh sự quán (LSQ) |
Định nghĩa |
Đại Sứ Quán là Cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác, được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Đại Sứ, tiếp đó là Tham tán, Bí thư, Tùy viên, … Đại Sứ quán luôn luôn đặt ở thủ đô của một quốc gia. Do đó, tất cả các Đại Sứ Quán của các quốc gia khác tại Việt Nam đều đóng tại Hà Nội cũng như Đại Sứ Quán của Việt Nam luôn nằm tại thủ đô của nước bạn. |
Lãnh Sự Quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó. Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý… |
Mục đích thiết lập |
ĐSQ được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. |
Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, khi quan hệ ngoại giao của 2 nước đạt đến một mức nào đó, thấy cần thiết phải có thêm Tổng Lãnh Sự Quán. |
Vị trí |
ĐSQ luôn luôn đặt tại thủ đô, như vậy tất cả đại sứ quán đều đóng tại Hà Nội. |
Tổng LSQ thường được đặt ở các thành phố lớn. Như tất cả Tổng LSQ các nước đều đóng tại TP. HCM, có một vài quốc gia có thêm Tổng LSQ tại Đà Nẵng. Hiện tại các Tổng LSQ ở các nước phụ trách khoảng 30 tỉnh, thành phía Nam (tính từ miền Trung vào, số lượng và phạm vi có thay đổi tùy theo nước) |
Chức vụ |
Người đứng đầu là Đại Sứ, tiếp đó là các chức vụ khác như Tham tán, Bí thư, Tùy viên, …. |
Người đứng đầu Tổng LSQ là Tổng Lãnh Sự, tiếp đó là Phó Tổng Lãnh Sự, Lãnh Sự, Phó Lãnh Sự, Tùy Viên,… |
Chức vụ, quyền hạn của người đứng đầu. |
– Người đứng đầu ĐSQ là Ngài Đại Sứ (hay còn gọi là Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền) có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, văn hóa, chính trị, … – Đại Sứ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại. |
– Cấp trên của Ngài Tổng Lãnh Sự là Bộ Trưởng Ngoại Giao, Tổng LSQ cũng báo cáo lên Bộ Ngoại Giao, không phải báo cáo lên Đại Sứ Quán. – Tổng LSQ nhỏ hơn Đại sứ Quán nhưng hoạt động độc lập với Đại Sứ Quán. – Tổng LSQ cũng làm các việc như ĐSQ và có trách nhiệm trong |
Về ngoại giao |
– Chỉ Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền mới có thể thay mặt chính phủ nước đó truyền đạt các ý kiến quan trọng. |
– Tổng LSQ có trách nhiệm trong vùng mình quản lý. |
Lĩnh vực hoạt động |
Hoạt động của ĐSQ rộng hơn, gồm nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế. |
Hoạt động của Tổng LSQ hẹp hơn, chủ yếu là kinh tế và visa. |
Như vậy: Công dân Việt Nam muốn xin thị thực một quốc gia nào đó, có thể nộp đơn lên Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự Quán của quốc gia đó tại Việt Nam để được xét duyệt.
Người lưu trú ở các tỉnh miền Bắc và miền Bắc Trung Bộ có thể nộp tại Đại Sứ Quán quốc gia đó tại Hà Nội, người lưu trú ở các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ có thể đến nộp tại Tổng Lãnh Sự Quán quốc gia đó tại TP. HCM (có thể ở TP. Đà Nẵng).
Ngược lại, công dân nước khác muốn nhập cảnh Việt Nam cũng thực hiện các thủ tục tương tự như trên.
Ms Thảo tham khảo bài viết Luật Sư X phục vụ đọc giả!!